Tin tức
22
05Chi phí du học Mỹ
Thuận Phan | 22.05.2019Với danh tiếng và vị trí khá vững vàng trong top 5 các quốc gia có nền học thuật tốt nhất thế giới, Mỹ vẫn là điểm đến học tập nổi tiếng thu hút nhiều sinh viên quốc tế, trong đó có Việt Nam. Chi phí là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất khi bạn quyết định lựa chọn Mỹ là quốc gia để du học. Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi mức chi phí trung bình để du học Mỹ là bao nhiêu? Bạn có thể đi làm thêm khi học ở Mỹ không? Chi phí có khác nhau giữa các bang không?
Mức học phí trung bình tại Mỹ là bao nhiêu?
Sự chênh lệch về mức học phí giữa các bậc học là rất lớn, cũng có sự khác biệt về học phí giữa các bang tại Mỹ và giữa các ngành bạn mong muốn theo học:
- High School (THPT) : từ $6,000 - $10,000/ năm
- Cao đẳng cộng đồng (Community College): $8,000 - $12,000/ năm
- Colllege: $10,000 - $20,000/ năm
- University: $15,000 - $60,000/ năm
- Master (Thạc sĩ): $20,000 - $35,000/ năm
- PhD (Tiến sĩ: $30,000 - $45,000/ năm
Ngoài học phí, sinh viên có thể sẽ phải đóng thêm các khoản phí khác như:
- Phí nộp hồ sơ: $50 - $100/ sinh viên (tuỳ trường)
- Phí kiểm tra đầu vào: $200 - $300
Có mấy loại học phí ở Mỹ?
Không phải bạn nào trước khi đến Mỹ cũng biết ở Mỹ có 2 loại mức học phí: 1 là học phí nội bang (in-state tuition) dành cho sinh viên bản địa, 2 là học phí ngoại bang (out of state tuition) là mức học phí mà sinh viên quốc tế sẽ phải đóng (ví dụ như du học sinh từ Việt Nam đến học tại Mỹ sẽ phải đóng loại học phí này). Và chắc chắn là mức học phí mà sinh sinh viên quốc tế phải đóng ở Mỹ thường sẽ cao gấp đôi mức học phí nội bang.
Học phí giữa các trường, các bang, các ngành có khác biệt không?
Chắc chắn là có khác biệt, đôi khi là khác biệt rất lớn. Học phí tại các trường có tư thục và các trường có ranking cao, các trường thuộc các bang sầm uất (như New York...) thông thường cũng sẽ có mức học phí cao hơn nhiều so với các trường còn lại (có nhiều trước mức học phí lên đến $50,000 - $70,000/ năm.
Chi phí ăn ở tại Mỹ bao nhiêu?
(1) Ký túc xá:
Nếu bạn du học và chọn ở sống trong ký túc xá thì bạn sẽ cần phải trả mức phí cao hơn so với việc thuê nhà bên ngoài. Khi thuê ký túc xá thường sẽ gồm có cả tiền ăn và các tiện ích khác. Mức thuê trung bình khoảng $8,400 - $15,000 mỗi năm tuỳ bang, tuỳ trường. Ví dụ mức thuê ký túc xá loại phòng đơn ở Đại học Cornel (Cornel University) thì mức phí bạn cần phải đóng là $9,180/ học kỳ. Nếu bạn chọn ở các loại đôi hoặc phòng tập thể (thường là phải sử dụng chung phòng tắm) thì mức phí thuê sẽ rả hơn (ví dụ mức thuê loại phòng 2 người sẽ ở mức đâu đó $3,500/ học kỳ).
Lợi thế khi ở ký túc xá là thường các ký túc xá được đặt ngay trong khuôn viên trường hoặc gần đó. Điều này giúp bạn không tốn nhiều thời gian phải di chuyển.
(2) Thuê nhà/ phòng:
Nếu bạn muốn tiết kiệm khi học tập tại Mỹ thì nên ưu tiên chọn phương án thuê riêng hoặc chia sẻ căn hộ cùng bạn bè. Giá thuê nhà/ phòng phụ thuộc vào khu vực (gần trung tâm hay xa trung tâm), phụ thuộc vào bang mà bạn muốn thuê. Giá thuê 1 phòng trong 1 căn hộ ở Florida trung bình khoảng $450 - $700/ tháng. Còn nếu bạn có 1 nhóm bạn, có thể thuê hẳn 1 căn hộ và share, giá thuê 1 căn hộ ngay trung tâm Colorado sẽ khoảng $1,200/ tháng.
Trước khi quyết định thuê nơi ở, bạn cũng nên cân nhắc kỹ lưỡng khoảng cách từ nơi bạn thuê nhà/ phòng đến trường học vì đôi khi bạn có giá thuê tốt nhưng khoảng cách xa sẽ khiến bạn phải tốn thêm một số chi phí khác như phương tiện đi lại, nhất là thời gian phải di chuyển.
(3) Ở cùng gia đình bản xứ (host family):
Chỉ một số ít trường đại học cung cấp dịch vụ này. Nhà ở dạng này thường khá đắt đỏ so với phương án thuê phòng hoặc chia sẻ căn hộ với bạn bè, nhưng bù lại sẽ có được sự hỗ trợ từ gia đình bản xứ và giúp hoà nhập văn hoá Mỹ một cách nhanh chóng. Chi phí ở cùng host family giao động khoảng $8,000 - $14,000/ năm.
Trước khi quyết định thuê nơi ở, bạn cũng nên cân nhắc kỹ lưỡng khoảng cách từ nơi bạn thuê nhà/ phòng đến trường học vì đôi khi bạn có giá thuê tốt nhưng khoảng cách xa sẽ khiến bạn phải tốn thêm một số chi phí khác như phương tiện đi lại, nhất là thời gian phải di chuyển.
Bạn cũng nên hỏi kỹ thông tin về các khoản phụ phí có thể sẽ phát sinh thêm khi thuê nhà, dưới đây là một số loại phí có thể phát sinh thêm:
- Tiền điện: $50 - $100/ tháng
- Hệ thống sưởi: $50 - $100/ tháng
- Nước và rác thải: $5 - $15/ tháng
Phương tiện đi lại khi du học tại Mỹ
Hầu hết các trường tại Mỹ đều cách xa trung tâm thành phố. Hệ thống giao thông công cộng ở Mỹ khá phát triển và mỗi bang sẽ có mức phí khác nhau nhưng các phương tiện công cộng đa phần đều khá rẻ. Trung bình 1 tháng bạn sẽ tốn khoảng $300 - $450 cho khoản này. Dưới đây là một số ước lượng chi phí theo loại phương tiện để bạn tham khảo:
- Tàu điện ngầm hoặc xe bus 1 chiều: $2,5/ chiều (tại New York)
- Thẻ tháng không giới hạn số chuyến (Unlimited Ride Metro Card): $56/ tháng (tại New York)
Thẻ này thường sẽ có giảm giá cho sinh viên
Sách vở và các loại chi phí khác
Tại Việt Nam, chi phí cho sách vở và phụ phí thường không đáng kể, nhưng khi bạn xác định du học Mỹ thì đây cũng là một khoản đáng kể. Bạn có thể tham khảo thông tin dưới đây:
- Sách: $900 - $1,200/ năm (Hiện nay nhiều trường tại Mỹ đang có chương trình sử dụng sách cũ và bạn có thể tiết kiệm thêm chi phí khi tham gia chương trình này)
- Bảo hiểm y tế: $350 - $500/ năm
- Cước điện thoại: $500 - $600/ năm
- Chi tiêu cá nhân (ăn uống, vui chơi, mua sắm, giặt ủi...): $2,500 - $3,000/ năm
Bạn có thể tìm kiếm học bổng, các hỗ trợ tài chính để chi phí du học tại Mỹ dễ chịu hơn không?
Điều này là chắc chắn là có khá nhiều ở Mỹ. Như tại MIT – đại học nổi tiếng số 1 tại Mỹ và thế giới, 91% sinh viên đai học nhận được hỗ trợ tài chính. Còn tại Caltech – “đối thủ” lâu năm của MIT, 60% sinh viên đại học và 98% sinh viên thạc sĩ nhận được các gói hỗ trợ học tập.
Đối với bậc đại học, nhiều sinh viên bản địa thường hay chọn học 2 năm đầu tại các trường Cao đẳng cộng đồng để được học với mức học phí thấp (thường là thấp gấp đôi so với việc học tại các University, đồng thời, tiêu chuẩn đầu vào cũng không quá khắt khe mà vẫn được tính tương đương 2 năm đầu đại học. Ở 2 năm sau, sinh viên sẽ chỉ việc chuyển tiếp sang các University là có thể lấy bằng Bachelor's Degree mà không có bất kỳ khác biệt nào so với học trọn 4 năm ở các University này. Đây được xem là lộ trình học giúp tiết kiệm đáng kể học phí mà không chỉ sinh viên bản địa lựa chọn. Ngày nay, sinh viên từ Việt Nam cũng rất yêu thích cách học này.
Ngoài ra, để hỗ trợ chi phí du học Mỹ, sinh viên được phép làm thêm trong trường 20h/tuần và toàn thời gian vào các kì nghỉ. Một số trường còn có chương trình thực tập hưởng lương, cũng là một cách giúp sinh viên quốc tế có thêm ngân sách để trang trải chi phí du học Mỹ.
Bình luận trực tiếp hoặc để lại số điện thoại để được hỗ trợ